Xe điện cỡ nhỏ BYD Seagull 'cháy hàng' sau 24 giờ mở bán
Anh Nguyễn Kim Cường, thợ chụp ảnh cưới tại tỉnh Bến Tre, cũng đến con đường hoa vàng quỳnh liên để chụp hình cho khách.Cách dùng iPhone phát YouTube khi đang tắt màn hình
Cuối tháng 2, nhiều người dùng điện thoại iPhone cho biết sau khi cập nhật ứng dụng Messenger trên nền tảng iOS lên phiên bản mới nhất, phần mềm nhắn tin thuộc Meta đã chuyển màu sắc của biểu tượng tin nhắn trên logo từ tím sang bong bóng màu xanh, đặt trên nền trắng. Trước đó khoảng 1 tuần, thay đổi này cũng diễn ra trên hệ điều hành Android. Như vậy, hiện tại logo Mesenger trên cả hai nền tảng di động phổ biến nhất đều đã đồng bộ về nhận diện.Biểu tượng ứng dụng mới trở về sử dụng 2 tông màu xanh dương - trắng giống với các logo trước đó, trừ giai đoạn 2020 đến đầu năm 2025 khi phần mềm này sử dụng màu tím theo phong cách pha trộn màu: một dải sắc tím, hồng và cam kết hợp, chuyển đổi mượt mà tạo ra tông, sắc khác nhau, không dùng màu duy nhất. Thời điểm đó, Meta cho biết sự thay đổi nhằm đồng bộ sản phẩm với Instagram - một ứng dụng khác cũng thuộc sở hữu của "ông lớn công nghệ" này.Trong lần thay đổi mới đây, Meta vẫn chưa đưa ra công bố chính thức nào. Mọi lý do hiện tại đều từ suy đoán của người dùng, trong đó có thể kể đến sự trùng hợp trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Meta đã có một số động thái đáng kể, nghiêng theo quan điểm cứng rắn của vị tổng thống, ví dụ trong vấn đề giới tính.Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng việc quay lại logo xanh - trắng truyền thống bắt nguồn từ việc Meta nhận thấy người dùng có sự gắn kết mạnh mẽ với thiết kế ban đầu, coi đó là biểu tượng của sự đơn giản và dễ nhận biết; hay việc hãng điều chỉnh chiến lược thương hiệu, tập trung vào phân biệt rõ ràng giữa ứng dụng, dịch vụ khác nhau thay vì tích hợp như thời gian qua...Sau gần 5 năm sử dụng logo Messenger màu tím phong cách trộn sắc trên nền trắng, người dùng đã quen khi phần mềm này nổi bật trong danh mục các ứng dụng nhắn tin của họ nên việc đổi về tông xanh - trắng đã khiến không ít chủ tài khoản nhầm lẫn và lúng túng trong việc tìm chương trình từ danh sách trên máy.Chị Việt Nga (Hà Nội) cho biết sau khi cập nhật, chị vẫn chưa thể quen với thay đổi của Messenger nên mỗi lần sử dụng dịch vụ nhắn tin này đều tốn thời gian để tìm và xác định trong danh mục ở điện thoại. "Đến khổ, chưa quen lại với xanh trắng, nên từ sáng đến giờ mỗi lần vào Messenger lại phải tìm", người dùng này tâm sự khi các phần mềm liên lạc hay dùng như Messenger, Facebook, Zalo, Telegram trên máy mình đều có tông màu tương tự nhau khiến chị không ít lần nhấn chọn nhầm dịch vụ muốn sử dụng.Nhiều người dùng điện thoại khác cũng cho biết họ mất chút thời gian lưỡng lự để phân biệt giữa các ứng dụng sau khi có sự thay đổi trên. "Facebook, Zalo, Telegram, Messenger, LinkedIn giờ đây nhìn lướt qua đều na ná giống nhau", một người dùng nói.Kể từ khi tách khỏi ứng dụng chính vào năm 2011, giao diện của Messenger đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Ban đầu, biểu tượng chỉ là một bong bóng thoại màu xanh cùng tia sét trắng, thể hiện khả năng liên lạc tức thì và trực tiếp. Suốt các bản cập nhật năm 2013 và 2018, thiết kế này chỉ được tinh chỉnh chút ít, với nét bo tròn và phong cách gần gũi hơn, nhưng vẫn duy trì gam xanh đặc trưng của Facebook.Bước ngoặt xảy đến vào tháng 10.2020, khi Meta công bố logo hoàn toàn mới với những mảng màu phối (gradient) gồm tím, hồng và cam, lấy ý tưởng từ gam màu của Instagram. Sự chuyển đổi không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, mà còn cho thấy chủ trương hợp nhất Messenger với Instagram Direct Messages, hướng đến tương tác xuyên nền tảng.
Tình nguyện mùa đông: Chia sẻ khó khăn với đồng bào miền núi
Năm 2024 được xem là một năm thành công của Minh Tuyết khi góp mặt trong chương trình Chị đẹp đạp gió. Ngoài việc góp mặt trong đội hình 'Hoa đạp gió', nữ nghệ sĩ còn mang đến hình ảnh hài hước, gần gũi với khán giả. Góp mặt trong chương trình Reply 2000s, Minh Tuyết đã có dịp nhìn lại chặng hành trình Chị đẹp đạp gió, đồng thời tiết lộ những thay đổi sau khi bước ra từ show thực tế.Cũng trong dịp này, ca sĩ Minh Tuyết còn có những phút trải lòng về chặng đường làm nghề, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn khi rời Việt Nam sang Mỹ du học. Giọng ca Đã không yêu thì thôi cũng tranh thủ bật mí về người bạn đời luôn sẵn sàng ủng hộ, động viên cô trong hành trình theo đuổi đam mê ca hát.Kính mời quý khán giả xem trên chương trình Reply 2000s trên Thanh Niên Online, kênh YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.
Về “tân binh” Lenny Daniel, đây từng là ngôi sao chủ lực của CLB Saigon Heat thi đấu tại giải nhà nghề ABL trong 2 năm 2015, 2016. Trong quãng thời gian thi đấu cho Saigon Heat, tay ném sinh năm 1987 đã để lại vô số ấn tượng với những pha úp rổ đầy uy lực. Thậm chí, cầu thủ cao 2,03 m, nặng 103 kg này còn từng khiến người hâm mộ có mặt trên khán đài sân CIS (sân nhà Saigon Heat) phấn khích khi pha tiếp bóng trên không và úp rổ (alley-oop) mãn nhãn của anh làm sụp cả trụ rổ.
Việt Nam-Mỹ xúc tiến hợp tác về chất bán dẫn, đất hiếm
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.Cụ thể gồm: Công ty Agoda International Pte.Ltd (website công ty: https://www.agoda.com); Công ty Paypal Pte.Ltd (website công ty: https://www.paypal.com); Công ty AirBnb Ireland Unlimited (website công ty: https://www.Airbnb.com); Công ty Booking.com BV (website công ty: https://www.Booking.com).Trên cơ sở các quy định hiện hành và thực hiện yêu cầu về quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số, Cục Thuế doanh nghiệp lớn (đơn vị được Tổng cục Thuế giao phân công quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài - PV) đã chủ động rà soát và tuyên truyền, hỗ trợ cũng như nhiều lần có văn bản đôn đốc, yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam thực hiện đăng ký thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh đại đa số các nhà cung cấp nước ngoài nghiêm túc thực hiện, vẫn còn một số nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó có 4 nhà cung cấp nước ngoài nêu trên.Cục Thuế doanh nghiệp lớn đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, gồm: Bộ TT-TT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an… phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp trong công tác quản lý đối với 4 nhà cung cấp nước ngoài Agoda, Paypal, AirBnb và Booking.Theo Tổng cục Thuế, năm 2024, kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước đạt 116.000 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.Năm 2024 đã có thêm 48 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê khai nộp thuế tại Việt Nam, nâng tổng số lên 123 nhà cung cấp nước ngoài khai, nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tổng số thuế khai, nộp đạt 8.687 tỉ đồng, tăng 26% số thu cùng kỳ năm 2023.